Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

phải từ suy nghĩ




em thấy người ta hay nói là " có mấy cô hay tỏ ra cứng rắn , độc lập thì lại hay buồn nhiều " hoặc mấy câu đại ý như thế Mấy lúc trước , em  thấy mấy câu đấy hay ho lắm , thấy nói về mấy thứ mà trước em không hay quan tâm hay để tâm nhiều . Giờ thấy thành ra người ta lại hay nói thế ghê gớm. ai bình thường cũng có lúc trở thành " mạnh mẽ " , " cửng cỏi " hết để đâu đấy lại có người nói câu " nó trông thế thôi chứ thật ra thì  blabllaa"

nhưng mà em ơi , người ta nói thế có nghĩa người ta vấn muốn hiểu nhau nhiều nhiều , người ta vẫn muốn để ý và quan tâm người khác. Con người có năng khiếu thấu hiểu bẩm sinh em ạ. Vì là ngay từ khi trong trứng , trông và cảm nhận thấy mẹ em buồn rầu , đau ốm thì em ở trong cũng không được vui hay sao ?! chẳng thế mà mẹ có em trong bụng vẫn hay cười và muốn em nghe được những lời âu yếm , những lời tâm sự của mẹ còn gì. Chính thế nên em sinh ra lúc nào cũng xinh đẹp , mặc dù bắt đầu bằng tiếng khóc òa nhưng em rồi sau đấy em ít cáu gắt ,ít bồn chồn. Đó là vì em và mẹ hiểu nhau , mẹ vẫn thường hỏi em " có sao không ?" rồi em đáp lại mẹ bằng thứ ngôn từ nào đấy chỉ em và mẹ hiểu được. 
Nhưng lớn dần , thì người ta cũng mất dần đi năng khiếu của mình.

người ta cũng hay để cho nhau trôi qua như lẽ thường tình . rồi những câu hỏi thường đặt ra " Có sao không ?!" " Bị sao à ?" " Có chuyện gì thế ?" với ảnh mắt chân thành , càng ngày càng ít được dùng đến hơn. Vì mỗi người có một mối quan tâm riêng , và nhiều khi những câu hỏi mang tính chất " vào thẳng vấn đề " như vậy bị coi là buồn cười và phù phiếm . Dù gì , em cũng hãy làm thế , làm thế để thấy là ngoài những người không bao giờ đặt những câu hỏi như thế , thì còn có em . Rồi lúc nào đấy , em sẽ thấy , em nhận được nhiều hơn là một câu hỏi.

Tôi đang thấm thía khoảng thời gian này , khoảng thời gian mỗi tối nằm nhà , lật dở lại những quyển sách tôi từng đọc , xếp lại đống quần áo bừa bộn trong góc , xuống nhà ngồi xem Lộc Đỉnh Kí và cười nắc nẻ cùng cả nhà. Đối với tôi , thực chất khoảng thời gian nào cũng quí giá cả , chỉ có điều người ta có hay soi vào nó không thôi.

Cái bán học. Tôi thấy , hầu như ai đi qua tuổi " bán trú " cũng đều mong muốn có một cái bàn học . Nhưng tôi mới biết một điều , đấy là bố mẹ mong ta có một cái bàn học trước khi ta mong muốn điều đó. Ngày vào lớp 1 , tôi còn nhớ tôi và chị họ được mua mỗi người một cái bàn học , cái mặt bàn nó dốc đến nỗi cái gì để trên mặt bàn cũng hầu như trôi tuồn tuột xuống dưới. Nó riêng rẽ và nhỏ nhắn như những cái bàn học của các trung tâm Tiếng Anh bây giờ. Cái bàn học đấy để học cách cầm bút và ngồi thẳng lưng. Và cái bàn học đầu tiên của tôi đã thua , tuy tôi cầm bút đúng nhưng lúc nào tôi cũng để vở quay ngang rồi viết.

 Khi những đứa trẻ học cách làm cửu vạn , thì tức là chúng đã 12 tuổi , sách vở đầy tràn nhưng bút mực đã không còn dùng đến , thì cũng là lúc cái bàn học lem nhem kia của tôi được rời đi hoặc cho một ai đó mà tôi không nhớ nổi. Bố mua cho tôi một cái bàn học to hơn , nhiều ngăn để sách hơn . Tôi còn nhớ , tôi đã tò mò về cái ngăn kéo ra kéo vào ở dưới gầm bàn . Tôi dùng nó để đựng giấy nháp và bài kiểm tra , sau này tôi mới biết , nó là chỗ để bàn phím của một cái máy tính. 

Rồi khi cái bàn học không còn được đặt ở trước cửa sổ - nơi mà bố mẹ tôi nói " tốt cho đôi mắt " , thì cũng đến lúc tôi không còn cần bàn học mấy nữa .Bố cho cái bàn học cho một người chú thân quen.  Những năm tháng cấp 3 , tôi ngồi lê la ở khắp nơi trong nhà để học bài , khi là bàn ăn , khi là trên giường , trên bàn máy tính , ... và tự mua cho mình một cái giá để sách . Khi ôn thi , tôi chỉ cần một cái bàn " siêu tiện lợi " , ngồi đất và gấp lại được vì những môn thi của tôi chỉ cần học thuộc nên tôi cũng không chắc mình cần một cái bàn học đồ sộ làm gì . Có khi thế. Sau đấy , tôi mất dần khái niệm về cái bàn học.

Tối nay , đi lục lọi tìm lại món đồ của người khác , tôi thấy nhớ hình ảnh của cái bàn học của tôi bây giờ đã là chỗ để sách ,truyện của tôi. Tôi nhớ khoảng thời gian một đứa như tôi từng chăm sóc cho nó. Tôi dán thời khóa biểu lên phần gỗ trước mặt , tôi còn có cả một dòng chữ gì đó , được gắn bằng những hình ngôi sao hồi cấp 2 tôi từng gấp , rồi một chỗ để riêng của quyển Alamach. 
Dù gì , cũng có một khoảng thời gian , cuộc sống của tôi gắn liền với những thứ thân thuộc đó.

tôi thấy thói quen viết thư từ của tôi đã dần làm tôi bị mất đi cái khoáng đạt khi viết về những điều khác. Vì khi viết cho một người nào đấy , tôi chỉ chăm chăm suy nghĩ về người đấy thôi . Tôi sẽ viết và tưởng tượng ra hình ảnh họ đang đọc những thứ tôi viết , tôi viết những thứ liên quan đến họ , kể cho họ bằng sự hồ hởi , " khoe khoang " chân thành mà tôi có được. Vì thế nên cảm hứng tôi chẳng lấy từ đâu cả , ngoài những người tôi hướng đến. Nếu một ngày nào đó , tôi không trở thành nhà văn , không trở thành nhà báo , càng không trở thành một nhà quảng bá thương hiệu thì ít nhất tôi cũng học viết từ những thứ xung quanh mình. Có một người cũng nói , khi không học viết bằng kinh nghiệm của người khác thì đã là thành công rồi , rồi suy rộng ra sẽ thành , đừng quá lớn lên bằng trải nghiệm của người khác.
Cái title , tôi chả nghĩ gì nhiều , có một cái title rồi thì phải nghĩ về những thứ liên quan đến nó , nhưng thường tôi không làm thế được , có khi những người " chuyên nghiệp " có thể làm thế . Rồi tôi cũng thử cách , viết ra trước rồi đặt những cái tiêu đề sau , nhưng cũng không thành , tôi sẽ lại ngồi thừ ra và nhấp chuột vào chứ " Đóng lại " . Thế mới thấy , khoàng trống trong não bộ của tôi là có giới hạn , và cảm hứng của tôi là hữu hạn nốt. Cái chính là , phải từ suy nghĩ.

Không có nhận xét nào: